Skip to content
Phật họcPhật học
  • Chùa 3D
    • Chùa Long Hưng
      • Tu tập
        • Phật Pháp vấn đáp
        • Giáo dục đời sống
        • Phật pháp tuổi trẻ
      • Phật Sự (Tin Tức)
      • Nghi Lễ Phật Giáo
      • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • TT.Phiên Dịch
    • Môi Trường Xanh
    • Pháp Âm
    • Thư viện
      • Kinh
        • Kinh Bắc Truyển ( Hán Tạng)
        • Kinh Nam Truyền ( Pali)
        • Kinh Điển NIKAYA
      • Luật
      • Luận
      • Lịch Sử
      • Phật Học Cơ Bản
      • Tịnh Độ
      • Thiền Học
      • Mật Tông
      • Phật Pháp Ứng Dụng
        • Đạo Đức
        • Tâm Lý
        • Triết Học
        • Văn Học
        • Sách Khác
    • Quỹ Chân Từ

Trang chủ » Thông điệp ý nghĩa qua câu chuyện cô lái đò chở nhà Sư qua sông

Thông điệp ý nghĩa qua câu chuyện cô lái đò chở nhà Sư qua sông

Huệ Dung 23 Tháng 2, 2024 133

Người nội tâm an nhiên, bình thản họ luôn nhìn đời bằng con mắt “vô thường”, và bằng một trái tim chứa đựng tình thương chân thật, tình thương ấy nhà Phật gọi là lòng từ bi.

co lai do va nha Su 2

Truyện kể:

Bữa nọ, Sư bước lên đò với một số hành khách. Điều lạ là hôm nay người lái đò đưa Sư qua sông không phải là ông lái đò quen thuộc như mọi khi, mà lần này là một cô gái có nhan sắc rất xinh đẹp.

Đò cập bến cô lái đò thu tiền từng người, sau cùng đến Sư.

Với nhà sư, cô lái đòi tiền “gấp đôi”.

Sư ngạc nhiên hỏi: Vì sao?

Cô gái mỉm cười:

-Vì Thầy nhìn con ….. nên ngoài tiền đò, con cộng thêm tiền nhìn nữa ạ.

Sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Một hôm khác Sư lại qua sông.

Lần này cũng gặp cô gái, và khi tới bến cô gái đòi tiền “gấp ba”.

Nhà Sư hỏi: Vì sao?

Cô gái cười bảo:

-Lần này Thầy không nhìn trực tiếp nhưng nhìn con dưới nước và tưởng con không biết, nên nhìn lâu hơn ạ.

Nhà Sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Lần khác Sư lại qua sông. Vừa bước lên đò, Sư nhắm nghiền mắt lại và tập trung như đang thiền định.

Đò cập bến cô gái thu tiền, nhưng lần này giá lại cao hơn những lần trước, thu “gấp năm” lần.

Sư hỏi: Vì sao?

Cô lái đáp:

-Sư không nhìn con bằng mắt, mà nhìn con bằng tâm, tâm Sư còn nghĩ đến con.

Nhà Sư trả tiền và lên bờ.

Sau lần này về, Sư nỗ lực dụng công tu hành miên mật, quán niệm về thân xác vô thường, tứ đại hư huyễn; Sư thấy được hoàn toàn sự bất tịnh và tiến trình sinh diệt ngay nơi thân thể …. Công phu của Sư sau đó tiến bộ rất nhanh, Sư đã nhàm chán với sắc đẹp của nữ giới.

Và lần này Sư lại qua sông.

Khi bước lên đò, Sư bình thản nìn cô gái…. Trong cái nhìn của Sư giờ đây tỏa lên sự bình yên tươi mới; vẫn nhìn như nhìn bao người khác, mà không hề có thiên lệch, hay bị đắm nhiễm, ….

Đò cập bến, nhà Sư mỉm cười trong ánh mắt từ bi và hỏi:

-Bao nhiêu?

co lai do va nha Su 1

Cô gái đáp:

-Sư nhìn con mà không nghĩ tới con…Tâm không có sự đắm nhiễm. Do vậy con xin đưa Sư qua sông mà thôi…

Ba nụ cười nhân sinh

Câu chuyện ngắn kết thúc với ba nụ cười. Một nụ cười của nhà Sư, một nụ cười của cô gái và một nụ cười của độc giả.

Có lẽ không ít người đã thở phào khi thấy một cái kết có hậu. Vì trước việc bị cô lái đò xinh đẹp sắc sảo dồn vào thế tiến thoái lưỡng nan: thế này không được mà thế kia cũng không xong, thì cuối câu chuyện là hình ảnh nhà Sư hiền lành đã bản lĩnh vượt qua thử thách cam go của “ải mỹ nhân”.

Nhưng thiết nghĩ, để “qua” được đò là hành trình kinh nghiệm nhân sinh không hề đơn giản của vị thiền Sư…

Thân – tâm tạo nghiệp đều phải trả giá

Quả thật cái tâm luyến ái bên trong của con người mới là vấn đề cần phải giải quyết chứ không phải là dáng vẻ bên ngoài.

Phần lớn chúng ta chỉ chú ý dáng vẻ bên ngoài nhưng ít ai chú ý đến cái tâm sâu thẳm bên trong. Dù thân xa lánh thế tục nhưng tâm còn nhớ nghĩ thì cũng chưa phải là giải thoát. Mắt tuy nhắm nhưng tâm còn nghĩ về, thì sóng ngầm cuộn xoáy tâm can còn dữ dội hơn.

Câu chuyện giữa nhà Sư và cô lái đò đối đáp mỗi lần qua sông thể hiện cho một quá trình tu tập và chuyển hóa tư tưởng. Diễn biến đó cũng là quá trình tâm lý chuyển hóa thành tâm linh.

Sau cùng là sự đạt đạo cao nhất của nhà Sư: nhìn thẳng vào thực tại mà không hề có tư tưởng dính mắc, suy nghĩ, luyến ái. Còn các lần trước hết dính mắc bằng mắt thì đến dính mắc bằng tâm. Ở đời hễ còn dính mắc thì còn phải khổ lụy.

Nhà Sư trả tiền cho cô lái đò cũng cho thấy rằng hễ tâm ta còn tạo nghiệp dính mắc thì sẽ có cái giá phải trả cho chính nó…

 

Bài viết liên quan

Mui kim

Mũi Kim

Ngoài năm mươi tuổi rồi mà cứ thấy mũi kim là bà sợ. Càng sợ thì càng phải đối diện...
Duc Phat

Vua Thần Bà La La

Truyện – Tùy bút Vua Thần Bà La La Một thời Đức Phật ngự tại vườn Hoàng Lộ, Bệ Lan...
Me oi

Mẹ ơi!

Truyện – Tùy bút Mẹ ơi! Dì vừa bước vào nhà tôi chưa tròn năm thì cha đột ngột qua...
vi sao nguoi luong thien ca doi gap noi buon va trac tro ava

Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?

Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo: – Vì sao những người lương...
Gieng nay phat thu them huong 2

Giêng này Phật thủ thêm hương

Ở miền Bắc, Phật thủ cùng với chuối tiêu, hồng, cam, quýt hình thành mâm ngũ quả ngày Tết, trong...
cach bay mam ngu qua may man theo phong tuc ba mien

Cách bày mâm ngũ quả may mắn theo phong tục ba miền

Tết đến, trên bàn thờ gia tiên của người Việt không bao giờ thiếu một mâm ngũ quả đầy ắp...

Bình luận

Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Phật học

» Chuyên mục

  • Giáo dục đời sống
  • Môi Trường Xanh
  • Nghi Lễ Phật Giáo
  • Pháp Âm
  • Phật pháp tuổi trẻ
  • Phật Pháp vấn đáp
  • Phật Sự (Tin Tức)
  • Quỹ Chân Từ
  • Tu tập
  • Văn Hóa Nghệ Thuật

» Lịch vạn niên

07/2025
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
1
7/6
2
8
3
9
4
10
5
11
6
12
7
13
8
14
9
15
10
16
11
17
12
18
13
19
14
20
15
21
16
22
17
23
18
24
19
25
20
26
21
27
22
28
23
29
24
30
25
1/6
26
2
27
3
28
4
29
5
30
6
31
7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Bài Viết Mới Nhất

  • Mũi Kim
  • Vua Thần Bà La La
  • Mẹ ơi!
  • Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?
  • Tổ đình Vĩnh Nghiêm, Chùa Long Hưng trân trọng đón tiếp Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Sri Lanka tại Việt Nam Poshitha Perera viếng thăm và hỗ trợ một phần quà tới đồng bào sau bão Yagi
  • Giêng này Phật thủ thêm hương
  • Cách bày mâm ngũ quả may mắn theo phong tục ba miền
  • Vì sao có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”?
  • Cảm nhận hương vị Tết cổ truyền Dân Tộc
  • Bài trí bàn thờ Tổ tiên ngày Tết thế nào cho đúng?
  • Về đầu trang▲
  • Thư viện
  • Hình Ảnh
  • Tịnh độ
  • Thiền học
  • Mật tông
  • Triết học
  • Sitemap
  • Kinh
  • Luật
  • Luận
  • Phật học cơ bản
  • Đời sống
  • Đạo đức - Tâm lý học
  • Lịch sử
  • Truyện tích
  • Sách khác

Copyright © 2009-2022 Trung Tâm Biên Phiên Dịch Tư Liệu Phật Giáo Quốc Tế (Phật học Online)

Biên tập: Sự Thầy ....

Địa chỉ: Chùa Long Hưng thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Trang web: www.chualonghung.com.vn

Mọi ý kiến đóng góp phê bình, gởi bài xin vui lòng gửi về

Email: phathoc.net@gmail.com & trungtamphiendichphatgiaoqt@gmail.com

  • Chùa Long Hưng
    • Tu tập
      • Phật Pháp vấn đáp
      • Giáo dục đời sống
      • Phật pháp tuổi trẻ
    • Phật Sự (Tin Tức)
    • Nghi Lễ Phật Giáo
    • Văn Hóa Nghệ Thuật
  • TT.Phiên Dịch
  • Môi Trường Xanh
  • Pháp Âm
  • Thư viện
    • Kinh
      • Kinh Bắc Truyển ( Hán Tạng)
      • Kinh Nam Truyền ( Pali)
      • Kinh Điển NIKAYA
    • Luật
    • Luận
    • Lịch Sử
    • Phật Học Cơ Bản
    • Tịnh Độ
    • Thiền Học
    • Mật Tông
    • Phật Pháp Ứng Dụng
      • Đạo Đức
      • Tâm Lý
      • Triết Học
      • Văn Học
      • Sách Khác
  • Quỹ Chân Từ

Đăng nhập

Quên mật khẩu?

wpDiscuz