Thường thì khi ngủ dậy là con bắt đầu ngồi thiền; đây là thói quen từ xưa đến nay. Thiền giúp con trong công việc nhiều lắm. Thường con ngồi thiền đến khi nào thấy mỏi thì con ngưng; con không biết thời gian là bao lâu.
Khi ngồi thiền từ xưa tới nay con hay nhắm mắt ngồi thiền, như vậy có đúng không thưa Thầy?
Con hiện giờ như là sống trong cõi địa ngục. Con vạn lần cầu xin Thầy cứu con!
(Email tháng 11 năm 2009 – fongquach@yahoo.com)
ĐÁP: Những trường hợp xảy ra như ngộp thở, tức ngực, nặng đầu là tu lâu một pháp. Phật có 37 pháp tu tập từ thấp đến cao, chớ đâu có tu tập một pháp mà chứng đạo được.
Nhiếp tâm và an trú chỉ là giai đoạn mới tu. Khi nhiếp tâm chừng 30 phút thì thay đổi pháp. Do con tu một pháp hơi thở nên ngộp thở là phải.
Muốn hết ngộp thở thì đừng tu tập thiền nữa là hết.
Mục đích của đạo Phật là tâm không phiền não, giận hờn, ham muốn, chớ không có thiền định gì cả. Vì thế, đức Phật dạy ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện, chớ đâu có dạy chúng ta ngồi thiền nhập định. Ngồi thiền nhập định là các Tổ Trung Hoa dạy. Do dạy không đúng pháp, nên người sau tu tập thành bệnh.
Con muốn tu tập theo pháp Thầy thì ngồi chơi xem tâm mình có còn ham muốn, giận hời gì không? Nếu không thì đó là tâm bất động, còn có niệm THAM, SÂN, SI là tâm còn động, còn các niệm khác ngoài tham, sân, si là tâm không động.
✿✿✿
Hỏi 2 (Câu hỏi của tu sinh): Kính thưa Thầy! Thầy dạy tu sinh chúng con tại Tu Viện Chơn Như tu tập giai đoạn 1 là tu tập nhiếp tâm và an trú tâm trên thân hành ngoại (đi Kinh Hành, đi Thân Hành Niệm), hoặc trên thân hành nội (19 đề mục Định Niệm Hơi Thở). Vậy thời gian tu tập bao lâu, và kết quả như thế nào mới xong giai đoạn 1? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.
ĐÁP: Thời gian tu tập không phải lâu. Người nào dở thì tu tập tối đa là 3 tháng. Còn người giỏi chỉ cần 1 tuần lễ là tu tập xong giai đoạn 1. Nhưng làm sao biết người nào là giỏi; người nào là dở?
Người giỏi là khi nhiếp tâm thì tâm không phóng niệm này niệm kia lăng xăng. Còn khi tu tập nhiếp tâm mà cứ niệm này niệm kia lăng xăng thì người đó là dở.
✿✿✿
Hỏi 3 (Câu hỏi của tu sinh): Đối với phật tử tu tập tại gia, hoặc tu sĩ còn tiếp duyên, chưa độc cư chuyên tu miên mật thì tu tập các pháp trú tâm, gom tâm trên thân hành của giai đoạn 1 này trong thời gian bao lâu? Kính xin Thầy chỉ dạy.
ĐÁP: Trong các pháp tu tập nhiếp tâm, an trú tâm của giai đoạn 1, có pháp Định Niệm Hơi Thở thì các con phải hết sức thận trọng. Nó là pháp tu tập trên thân hành nội, nên rất nguy hiểm nếu tu tập không đúng. Nếu các con không ở tại Tu Viện Chơn Như, thì tốt nhất không nên tu tập hơi thở, vì không có vị thầy hướng dẫn, kiểm tra sự tu tập của các con.
Đối với các pháp tu tập trên thân hành ngoại như đi Kinh Hành hay đi Thân Hành Niệm, các con cũng chỉ nên tu tập tối đa là 6 tháng, không nên tu tập kéo dài thời gian cả năm. Nhất là tu tập một pháp trong nhiều năm là sai, là dính mắc vào pháp tu. Tu như vậy rất dễ lọt vào tưởng nên rất khó tiến tu sau này.
Các con nên nhớ, chỉ tu tập nhiếp tâm và an trú tâm kéo dài nhiều nhất là 6 tháng, đối với người phật tử tại gia. Thay vì người chuyên tu họ tu tập một ngày 4 thời; mỗi thời tu tập 3 tiếng, thì người tu tập tại gia nên thu xếp mỗi ngày tu tập 1 hoặc 2 thời; mỗi thời tu tập từ 30 phút đến 1 tiếng, không nên tu nhiều.
Các con nếu muốn tu tập làm chủ được các nỗi khổ đau trên thân tâm thì phải tu tập có căn bản giai đoạn 1 của người cư sĩ. Còn nếu các con tu tập cho lấy có, tu thử hay tu chơi thì chỉ uổng phí công sức và thời gian mà thôi.
TVCN
Bình luận