Skip to content
Phật họcPhật học
  • Chùa 3D
    • Chùa Long Hưng
      • Tu tập
        • Phật Pháp vấn đáp
        • Giáo dục đời sống
        • Phật pháp tuổi trẻ
      • Phật Sự (Tin Tức)
      • Nghi Lễ Phật Giáo
      • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • TT.Phiên Dịch
    • Môi Trường Xanh
    • Pháp Âm
    • Thư viện
      • Kinh
        • Kinh Bắc Truyển ( Hán Tạng)
        • Kinh Nam Truyền ( Pali)
        • Kinh Điển NIKAYA
      • Luật
      • Luận
      • Lịch Sử
      • Phật Học Cơ Bản
      • Tịnh Độ
      • Thiền Học
      • Mật Tông
      • Phật Pháp Ứng Dụng
        • Đạo Đức
        • Tâm Lý
        • Triết Học
        • Văn Học
        • Sách Khác
    • Quỹ Chân Từ

Trang chủ » Vía Phật Di Lặc đầu năm – cả năm an lạc

Vía Phật Di Lặc đầu năm – cả năm an lạc

Huệ Dung 9 Tháng 2, 2024 230

Lễ vía Phật Di Lặc vào ngày 1/1 mỗi năm và thường được tổ chức vào đêm giao thừa. Phật Di Lặc là biểu tượng cho sự từ bi và hỉ xả với pháp tu trí tuệ quán Duy thức học. Ngài Di Lặc thường được mô tả với thân hình mập, miệng cười lớn, bụng to, tai rộng:

“Bụng lớn bao dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ

Miệng cười hỉ xả, xả những điều khó xả ở thế gian”

via di lac 5 1 scaled

Phật Di Lặc còn có tên là A Dật Đa, Trung Quốc dịch là Từ Thị, hay là Vô Năng Thắng. Phật Di Lặc là hiện thân của niềm hoan hỉ, của hạnh phúc. Nên đầu năm, người người thường chúc nhau: “Mừng xuân Di Lặc”.

Tại nhiều nơi, hình ảnh Ngài Di Lặc xuất hiện bên cạnh có 6 chú tiểu (ý chỉ lục tặc): đứa chọc lét, đứa xoa bụng, đứa ngoáy lỗ tai… Lại có những nơi tạc tượng Di Lặc với nhiều vàng bạc, châu báu và gọi Ngài là ông Thần Tài.

via di lac 1 scaled

Theo thói quen, chúng ta thường gọi Ngài là Phật Di Lặc, kì thật, Ngài chỉ là một vị Bồ Tát nhất sanh bổ xứ, hiện đang ở nội viện thiên cung của cõi trời Ðâu Suất. Theo lời huyền ký của Đức Phật Thích Ca, sau này, Ngài Di Lặc sẽ hạ sanh xuống cõi Ta Bà, tu hành rồi thành Phật dưới cội cây Long Hoa. Vì đó mà hiện nay nhiều vị thường đỉnh lễ Ngài: “Nam Mô đương lai hạ sinh Di Lặc tôn Phật”.

via di lac 4

Nói về tương lai của đức Di Lặc, trong Kinh Di Lặc Hạ Sinh có chép rằng: “Đến khi thế giới này hết kiếp giảm thứu 9, đến kiếp tăng thứ 10, Ngài Di Lặc sẽ đản sinh tại cõi Ta Bà, trong nhà một vi Bà La Môn tên là Tu Phạm Na, thân mẫu ngài là Phạm Na Bạt Đề.

Khi Ngài sinh ra có nhiều tướng tốt, đức hạnh vẹn toàn. Thông minh quán chính, lớn lên Ngài xuất gia tu hành. Đến núi Kê Túc để nhận lãnh y bát của Đức Phật Thích Ca, do tổ Ma Ha Ca Diếp trao lại, rồi ngài đến ngồi dưới gốc cây Long Hoa, dùng Kim Cang trí trừ sạch vô minh, chứng đắc Vô Thượng Bồ đề. Sau đó, Ngài bắt đầu thuyết pháp dưới cội cây Long Hoa.

via di lac 7 scaled

Hội thứ nhất, độ được 96 ức người thành A La Hán. Hội thứ 2, độ được 94 ức người thành A La Hán. Hội thứ 3, độ được 92 ức người thành A La Hán. Do vậy mà gọi là Long Hoa Tam Hội. Ngài thuyết pháp đến 6 vạn năm, hoá độ vô số chúng sinh thoát khổ”.

Một trong những hoá thân của Ngài Di Lặc mà chúng ta thường nghe phổ biến nhất là Bố Đại Hoà Thượng (tức Hoà thượng túi vải) trong Phật Giáo Trung Hoa, một vị Thiền sư Trung Quốc ở thế kỷ thứ 10. Bố Đại Hoà Thượng là hoà thượng tu ở chùa Lương Nhạc Lâm, đất Minh Châu, huyện Phụng Hoá, Trung Hoa, pháp danh Khiết Thử.

via di lac 3 1 scaled

Tương truyền, nhà sư có tướng người mập mạp, trán hẹp, bụng lớn, nói năng vô định, ngủ nghỉ tuỳ chỗ, thường dùng một cây gậy, quẩy một túi vải để đựng vật người cúng dường. Ngài thường giảng kinh cho người nghèo, làm nhiều điều màu nhiệm, lạ thường. Trong thiên hạ không ai hiểu được Ngài là người như thế nào.

Ngài viên tịch năm 917, trước khi viên tịch, ngài nhóm chúng tại chùa Nhạc Lâm, ngồi ngay ngắn nói bài kệ:

“Di Lặc thật Di Lặc

Hoá thân trăm ngàn ức

Thường hiện trong cõi đời

Mà người đời chẳng biết”.

Cũng vì đó mà người đời sau lấy ngày 1/1, ngày Thiền sư Bố Đại Hoà Thượng viên tịch làm ngày vía Ngài Di Lặc.

Hoặc ngày 1/1 mỗi một năm là biểu tượng cho tương lai, sự khởi đầu mới cũng biểu tượng cho một vị Phật trong tương lai sẽ đản sinh tại cõi Ta Bà.

Bài viết liên quan

Mui kim

Mũi Kim

Ngoài năm mươi tuổi rồi mà cứ thấy mũi kim là bà sợ. Càng sợ thì càng phải đối diện...
Duc Phat

Vua Thần Bà La La

Truyện – Tùy bút Vua Thần Bà La La Một thời Đức Phật ngự tại vườn Hoàng Lộ, Bệ Lan...
Me oi

Mẹ ơi!

Truyện – Tùy bút Mẹ ơi! Dì vừa bước vào nhà tôi chưa tròn năm thì cha đột ngột qua...
vi sao nguoi luong thien ca doi gap noi buon va trac tro ava

Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?

Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo: – Vì sao những người lương...
Gieng nay phat thu them huong 2

Giêng này Phật thủ thêm hương

Ở miền Bắc, Phật thủ cùng với chuối tiêu, hồng, cam, quýt hình thành mâm ngũ quả ngày Tết, trong...
cach bay mam ngu qua may man theo phong tuc ba mien

Cách bày mâm ngũ quả may mắn theo phong tục ba miền

Tết đến, trên bàn thờ gia tiên của người Việt không bao giờ thiếu một mâm ngũ quả đầy ắp...

Bình luận

Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Phật học

» Chuyên mục

  • Giáo dục đời sống
  • Môi Trường Xanh
  • Nghi Lễ Phật Giáo
  • Pháp Âm
  • Phật pháp tuổi trẻ
  • Phật Pháp vấn đáp
  • Phật Sự (Tin Tức)
  • Quỹ Chân Từ
  • Tu tập
  • Văn Hóa Nghệ Thuật

» Lịch vạn niên

06/2025
CNT2T3T4T5T6T7
1
6/5
2
7
3
8
4
9
5
10
6
11
7
12
8
13
9
14
10
15
11
16
12
17
13
18
14
19
15
20
16
21
17
22
18
23
19
24
20
25
21
26
22
27
23
28
24
29
25
1/6
26
2
27
3
28
4
29
5
30
6
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Bài Viết Mới Nhất

  • Mũi Kim
  • Vua Thần Bà La La
  • Mẹ ơi!
  • Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?
  • Tổ đình Vĩnh Nghiêm, Chùa Long Hưng trân trọng đón tiếp Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Sri Lanka tại Việt Nam Poshitha Perera viếng thăm và hỗ trợ một phần quà tới đồng bào sau bão Yagi
  • Giêng này Phật thủ thêm hương
  • Cách bày mâm ngũ quả may mắn theo phong tục ba miền
  • Vì sao có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”?
  • Cảm nhận hương vị Tết cổ truyền Dân Tộc
  • Bài trí bàn thờ Tổ tiên ngày Tết thế nào cho đúng?
  • Về đầu trang▲
  • Thư viện
  • Hình Ảnh
  • Tịnh độ
  • Thiền học
  • Mật tông
  • Triết học
  • Sitemap
  • Kinh
  • Luật
  • Luận
  • Phật học cơ bản
  • Đời sống
  • Đạo đức - Tâm lý học
  • Lịch sử
  • Truyện tích
  • Sách khác

Copyright © 2009-2022 Trung Tâm Biên Phiên Dịch Tư Liệu Phật Giáo Quốc Tế (Phật học Online)

Biên tập: Sự Thầy ....

Địa chỉ: Chùa Long Hưng thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Trang web: www.chualonghung.com.vn

Mọi ý kiến đóng góp phê bình, gởi bài xin vui lòng gửi về

Email: phathoc.net@gmail.com & trungtamphiendichphatgiaoqt@gmail.com

  • Chùa Long Hưng
    • Tu tập
      • Phật Pháp vấn đáp
      • Giáo dục đời sống
      • Phật pháp tuổi trẻ
    • Phật Sự (Tin Tức)
    • Nghi Lễ Phật Giáo
    • Văn Hóa Nghệ Thuật
  • TT.Phiên Dịch
  • Môi Trường Xanh
  • Pháp Âm
  • Thư viện
    • Kinh
      • Kinh Bắc Truyển ( Hán Tạng)
      • Kinh Nam Truyền ( Pali)
      • Kinh Điển NIKAYA
    • Luật
    • Luận
    • Lịch Sử
    • Phật Học Cơ Bản
    • Tịnh Độ
    • Thiền Học
    • Mật Tông
    • Phật Pháp Ứng Dụng
      • Đạo Đức
      • Tâm Lý
      • Triết Học
      • Văn Học
      • Sách Khác
  • Quỹ Chân Từ

Đăng nhập

Quên mật khẩu?

wpDiscuz