Skip to content
Phật họcPhật học
  • Chùa 3D
    • Chùa Long Hưng
      • Tu tập
        • Phật Pháp vấn đáp
        • Giáo dục đời sống
        • Phật pháp tuổi trẻ
      • Phật Sự (Tin Tức)
      • Nghi Lễ Phật Giáo
      • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • TT.Phiên Dịch
    • Môi Trường Xanh
    • Pháp Âm
    • Thư viện
      • Kinh
        • Kinh Bắc Truyển ( Hán Tạng)
        • Kinh Nam Truyền ( Pali)
        • Kinh Điển NIKAYA
      • Luật
      • Luận
      • Lịch Sử
      • Phật Học Cơ Bản
      • Tịnh Độ
      • Thiền Học
      • Mật Tông
      • Phật Pháp Ứng Dụng
        • Đạo Đức
        • Tâm Lý
        • Triết Học
        • Văn Học
        • Sách Khác
    • Quỹ Chân Từ

Trang chủ » Ý nghĩa của việc cầu siêu cho vong linh

Ý nghĩa của việc cầu siêu cho vong linh

Huệ Dung 24 Tháng 12, 2023 912

Phật giáo chỉ rõ ra rằng, tâm phiền não tham sân si là nguyên nhân chính đưa đến sự đọa lạc vào các cảnh giới khổ đau. Cho nên ý nghĩa siêu độ cần được luận giải từ nơi tâm, vì tâm là chủ thể của mọi hiện tượng, bao gồm cả hiện tượng sống chết, luân hồi và giải thoát. Chính kiến trong việc cầu siêu là đem tâm thanh tịnh, tâm thành kính, tâm từ bi cứu khổ thể hiện các Phật sự để kiến tạo công đức hồi hướng siêu độ cho vong linh.

Cầu siêu, cầu là mong cầu, siêu là siêu thoát. Nghĩa là dùng phương thức nào đó để giúp cho vong linh của người đã chết siêu thoát khỏi các cảnh giới khổ đau. Đó là quan niệm thông thường trong thế gian. Cầu cho vong linh siêu thoát về đâu còn phụ thuộc vào tín ngưỡng và mục đích của người cầu nguyện. Đối với Phật pháp thì kết quả vấn đề cầu siêu phụ thuộc vào tâm linh và phương thức siêu độ. Cảnh giới siêu thoát lý tưởng là niệm Phật nguyện cho vong nhân sinh về Cực lạc.

Tất cả chúng sinh đều từ nghiệp mà sinh ra, nghiệp ấy do tâm tạo, chuyển nghiệp cũng từ tâm mà chuyển. Do vậy ý nghĩa siêu độ, cứu giúp người âm thoát khỏi khổ đau có hiệu quả hay không là do tâm lượng con người quyết định. Giải thoát khổ đau địa ngục thì cần có cái tâm hướng về đạo đức giải thoát. Như tâm tu tập giới, định và tuệ; tâm tu lục độ v.v… Bản chất các tâm giác ngộ nuôi dưỡng hai yếu tố từ bi và trí tuệ. Từ góc độ tu tâm như thế mà khởi các hạnh lành trong pháp siêu độ thì mới có hiệu quả.

cau sieu la gi 2

Vấn đề nghi lễ siêu độ mang lại sự lợi lạc cho vong linh và chúng cô hồn được đề cập đến trong kinh văn Đại thừa. Người phát tâm làm nghi thức cầu siêu phải có tâm thương xót vong linh, âm linh cô hồn nói chung và lòng thành kính với chư Phật và hiền thánh tăng. Trong kinh dạy rằng, chư Phật và Bồ-tát thường ứng thân vào trong các loài chúng sinh mà cứu độ. Nghi thức chẩn tế hay cúng thí thực trước thỉnh Phật và Bồ-tát chứng minh, sau đó thỉnh các chân linh, vong linh và cô hồn về thọ nhận phẩm vật là vậy. Chúng sinh do nghiệp lực sai biệt nên thọ dụng thức ăn cũng sai biệt. Hương hoa phẩm vật trần gian nhờ Phật lực gia trì mà biến thành cam lồ khiến cho họ được no đủ.

cau sieu la gi 3

Có nghĩa dù biểu hiện dưới hình thức nghi lễ nào, hành giả phải có lòng thành thanh tịnh, giữ gìn tam nghiệp thân khẩu ý mới nhập vào cảnh giới nhất tâm. Tâm cảm được Phật lực mới có sự lợi ích cho việc siêu độ thân nhân quá vãng, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp. Đó là điều chắc thật mà Đức Phật từng dạy trong kinh điển: “Hãy phát tâm rộng lớn vì cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp đến nay, khắp vì muôn loại chúng sinh, tất cả hàm linh mà bày ra sự cúng dường vô giá quảng đại, mời đến phó hội, để nương oai quang của Phật, gột rửa ruộng thân, được lợi thù thắng, hưởng vui nhân thiên”. Qua đoạn kinh trên ta thấy, cúng thí thực âm linh cô hồn, gọi là pháp “vô giá quảng đại”, nương oai đức của Phật mà chúng sinh đều lợi lạc, dựa trên cái tâm rộng lớn. Đó là tâm Bồ-đề cứu độ chúng sinh. Khi có cái tâm ấy thì âm siêu và dương thái. Nếu hình thức nghi lễ nào mà thiếu cái tâm cao thượng thì đi ngược lại với xu hướng giác ngộ của Phật dạy.

Trong kinh điển Đức Phật còn dạy các hình thức siêu độ khác nữa. Phát tâm tu học cũng là phương thức siêu độ vong linh có hiệu quả cao. Niệm Phật và tụng kinh cầu nguyện là đem tâm Phật để điều phục tâm mình. Đem tình thương của Phật để chia sẻ cho muôn loài.

Cầu siêu cho người qua đời là nếp sống nhân bản rất đáng tôn trọng. Nó khẳng định mối tương quan của người sống và người chết. Đó là thông điệp giúp con người nhận thức sâu sắc rằng sống không phải là bắt đầu và chết không phải là kết thúc. Ý nghĩa này là điểm then chốt trong triết lý sống Phật giáo. Điều này giúp con người sống có trách nhiệm với hành động của chính mình trong hiện tại và tương lai. Đó là nền tảng đạo đức mà cá nhân, gia đình, xã hội và nhân loại đang cần thiết. Quan niệm này là tri thức cần được phổ cập trong sự giáo dục về đời sống con người.

Tín ngưỡng cầu siêu hàm chứa nét nhân bản trong văn hóa, thấm nhuần triết lý sống của đạo Phật. Chúng ta cúng bái cầu siêu cho người âm thể hiện đạo lý báo ân. Chúng ta làm phước siêu độ cho chúng sinh bớt khổ thì tự nhiên có tâm từ bi. Người có đức hạnh từ bi thì tự nhiên sẽ có phước đức trong đời sống.

Bài viết liên quan

y nghia viec cung duong ava

Cúng dường là gì? Ý nghĩa và hướng dẫn cách cúng dường trong Phật Giáo

Chúng ta thường hay nghe nhắc đến cúng dường trong ngôn từ của những người theo Phật Giáo. Có khi...
ngay via phat a di da 2

48 đại nguyện của đức Phật A Di Đà

48 lời đại nguyện to lớn của Đức Phật A Di Đà, trích trong kinh Vô Lượng Thọ. Biểu trưng...

Làm sao để cầu an cho bản thân và gia đình?

GN – Cầu an cho bản thân và gia đình là một nhu cầu chính đáng, theo quan điểm Phật giáo,...
KH2.jpg

Chùa Long Hưng: Tổ chức khai giảng các lớp Phật học online

Thể theo nguyện vọng của đại chúng, Quý Thầy Trung tâm Phiên biên dịch Tư liệu Phật giáo Quốc tế...

Bồ công anh cho mùa xuân năm tới

Đức là một đất nước thật xinh đẹp, có bốn mùa như thể một cô công chúa luôn có bốn...
phatgiao org vn thienlasusongcuaconnguoi25

Thiền là sự sống của con người

Trâu là dụ cho tâm mình, xe là dụ cho thân, chúng ta Thiền là hành thẳng nơi tâm mọi...

Bình luận

Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Phật học

» Chuyên mục

  • Giáo dục đời sống
  • Môi Trường Xanh
  • Nghi Lễ Phật Giáo
  • Pháp Âm
  • Phật pháp tuổi trẻ
  • Phật Pháp vấn đáp
  • Phật Sự (Tin Tức)
  • Quỹ Chân Từ
  • Tu tập
  • Văn Hóa Nghệ Thuật

» Lịch vạn niên

06/2025
CNT2T3T4T5T6T7
1
6/5
2
7
3
8
4
9
5
10
6
11
7
12
8
13
9
14
10
15
11
16
12
17
13
18
14
19
15
20
16
21
17
22
18
23
19
24
20
25
21
26
22
27
23
28
24
29
25
1/6
26
2
27
3
28
4
29
5
30
6
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Bài Viết Mới Nhất

  • Mũi Kim
  • Vua Thần Bà La La
  • Mẹ ơi!
  • Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?
  • Tổ đình Vĩnh Nghiêm, Chùa Long Hưng trân trọng đón tiếp Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Sri Lanka tại Việt Nam Poshitha Perera viếng thăm và hỗ trợ một phần quà tới đồng bào sau bão Yagi
  • Giêng này Phật thủ thêm hương
  • Cách bày mâm ngũ quả may mắn theo phong tục ba miền
  • Vì sao có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”?
  • Cảm nhận hương vị Tết cổ truyền Dân Tộc
  • Bài trí bàn thờ Tổ tiên ngày Tết thế nào cho đúng?
  • Về đầu trang▲
  • Thư viện
  • Hình Ảnh
  • Tịnh độ
  • Thiền học
  • Mật tông
  • Triết học
  • Sitemap
  • Kinh
  • Luật
  • Luận
  • Phật học cơ bản
  • Đời sống
  • Đạo đức - Tâm lý học
  • Lịch sử
  • Truyện tích
  • Sách khác

Copyright © 2009-2022 Trung Tâm Biên Phiên Dịch Tư Liệu Phật Giáo Quốc Tế (Phật học Online)

Biên tập: Sự Thầy ....

Địa chỉ: Chùa Long Hưng thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Trang web: www.chualonghung.com.vn

Mọi ý kiến đóng góp phê bình, gởi bài xin vui lòng gửi về

Email: phathoc.net@gmail.com & trungtamphiendichphatgiaoqt@gmail.com

  • Chùa Long Hưng
    • Tu tập
      • Phật Pháp vấn đáp
      • Giáo dục đời sống
      • Phật pháp tuổi trẻ
    • Phật Sự (Tin Tức)
    • Nghi Lễ Phật Giáo
    • Văn Hóa Nghệ Thuật
  • TT.Phiên Dịch
  • Môi Trường Xanh
  • Pháp Âm
  • Thư viện
    • Kinh
      • Kinh Bắc Truyển ( Hán Tạng)
      • Kinh Nam Truyền ( Pali)
      • Kinh Điển NIKAYA
    • Luật
    • Luận
    • Lịch Sử
    • Phật Học Cơ Bản
    • Tịnh Độ
    • Thiền Học
    • Mật Tông
    • Phật Pháp Ứng Dụng
      • Đạo Đức
      • Tâm Lý
      • Triết Học
      • Văn Học
      • Sách Khác
  • Quỹ Chân Từ

Đăng nhập

Quên mật khẩu?

wpDiscuz