Chúng ta thường hay nghe nhắc đến cúng dường trong ngôn từ của những người theo Phật Giáo. Có khi là cúng dường Tam Bảo hay cúng dường Chư Tăng để tỏ lòng thành kính của người theo đạo.
I. Cúng dường là gì?
Cúng dường là nghi thức dâng lên các vật phẩm thiết yếu cho Đức Phật, các vị Chư Tăng để tỏ lòng thành kính của người Phật Tử theo đạo.
Theo quan điểm của Phật Giáo, cúng dường là một hình thức tạo công đức bằng các dâng các đồ lễ như hương, hoa, nhang, đèn, kinh sách, y phục, thức ăn,… lên cho các vị Phật, Bồ Tát hoặc các vị Chư Tăng đang tu tập theo giáo lý Phật. Đây là hành động tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã giúp chúng ta khai sáng đạo pháp, ngoài ra cúng dường còn được áp dụng để tạ ơn gia tiên, ông bà tổ tiên nhiều đời.
Hoạt động cúng dường là gì vào các ngày lễ lớn như rằm, mồng 1 hàng tháng và thường được các Chư Tăng hay Phật Tử tổ chức. Cúng dường còn được xem là một hình thức tu tập trong đạo, giúp tích đức, tích phước.
II. Ý nghĩa của lễ cúng dường là gì trong Phật Giáo
Trong quan điểm của Phật Giáo, cúng dường là hình thức cho đi để buông bỏ lòng tham. Có ba loại nghiệp mà con người luôn mắc phải đó là tham, sân và si. Mà tham là nghiệp nặng nhất bởi lòng tham luôn khiến con người bất chấp mọi thủ đoạn để giành lấy thứ mình muốn. Cúng dường khiến con người dẹp bỏ lòng tham, biết cho đi và cởi mở tấm lòng mình hơn.
Kinh Tăng Chi Bộ có ca tụng về hành động cúng dường, bố thí rằng : “Một là trước khi bố thí, ý được vui lòng. Hai là trong bố thí, tâm được tịnh tính. Ba là sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ”
Bên cạnh đó, cúng dường còn là hành động đóng góp một phần vào việc xây dựng, tu sửa chùa tháp, cung cấp nhu yếu phẩm cho các Chư Tăng. Việc này vô cùng có công đức và phước báu, nếu bạn cúng dường với tâm vui vẻ thì chắc chắn sẽ được ghi nhận, luôn được các vị thần phù trợ.
Cúng dường là việc làm không những Phật Tử mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Cúng dường cũng xem là hình thức từ thiện, cho đi thứ mình có sẵn, san sẻ cho người khác để mở rộng tâm thiện lành.
III. Cách cúng dường Tam Bảo gồm những gì?
Từ khái niệm cúng dường là gì, chúng ta thấy được sự quan trọng của việc cúng dường trong Phật Giáo. Có ba hình thức cúng dường chính hay còn gọi chung là cúng dường Tam Bảo, cụ thể như sau:
- Cúng dường Phật Bảo
Cách cơ bản nhất trong cúng dường là gì? Đó là cúng dường Phật bảo, là cúng những vật phẩm thanh tịnh, tinh khiết từ thực vật như hương, hoa, trái cây, nhang, đèn dâng lên Đức Phật. Đây là cách tỏ lòng thành kính và biết ơn của người Phật Tử đối với vị Phật đã khai sáng con đường chân lý, dẫn dắt chúng sanh đi đúng hướng.
- Cúng dường Pháp Bảo
Muốn biết Pháp Bảo trong cúng dường là gì đầu tiên ta phải hiểu được Pháp Bảo là gì. Pháp Bảo trong Phật Giáo là những lời truyền dạy của Đức Phật, được biên soạn, chép lại thành Kinh sách lưu truyền qua nhiều đời. Thông qua Pháp Bảo, các Chư Tăng, Phật Tử có thể học giáo lý, tiếp thu kiến thức của Phật để từ đó tu tập và thăng tiến.
Cúng dường Pháp Bảo, tức là bạn sẽ cúng dường Kinh sách nhà Phật, bằng các hình thức như sao chép, in ấn Kinh sách hoặc thu các bài pháp bằng băng, đĩa, làm kênh mạng xã hội nhằm truyền tải giáo lý Phật cho người khác được nghe, biết. Ngoài ra, nếu bạn có học thuật chuyên sâu hơn có thể viết sách, phiên dịch Kinh Phật, tất cả đều được hiểu là cúng dường Pháp Bảo.
- Cúng dường Tăng Bảo
Tăng Bảo trong cúng dường là gì? Đây chính là hình thức cúng dường các vị Tăng, người thay thế Đức Phật để truyền dạy giáo lý cho chúng sanh. Cúng dường Tăng Bảo để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người “dẫn đường”, người sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ, chỉ bảo trực tiếp cho chúng sanh trong hiện tại này.
Những phẩm vật có thể dâng cúng Tăng Bảo sẽ là y phục, thức ăn, chuông, mõ hoặc tiền bạc để tu chỉnh chùa tháp, đây là những đồ cần thiết để giúp các Chư Tăng có đầy đủ hành trang tu hành. Cúng dường Tăng Bảo nên cúng đúng, không phân biệt chùa lớn, chùa nhỏ hay thứ bậc Tăng, Ni nào cả, bạn cần cúng với cái tâm hoan hỷ, vui vẻ để tích được công đức và phước báu cho mình.
Bình luận